Để mọi người hình dung về Trà Kiệu nhiều hơn, nói một cách khác để giới thiệu Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu cho những người chưa biết và giữ lửa về Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu cho những ai đã biết, chúng tôi luôn thao thức tìm kiếm nhiều hình thức thực hiện, một số hình thức chúng tôi có nghĩ đến và đang tìm cách thực hiện, như: soạn, in ấn tờ rơi, thực hiện các album ảnh và clips theo chủ đề về Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu, (có thể dưới dạng post card/disk hoặc phổ biến qua các phương tiện media trên internet), nhưng mọi chuyện vẫn cứ hãy còn đấy…
Trên tinh thần, được chừng nào hay chừng đó, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh tổng quát về Trà Kiệu như bên dưới. Vì hình tổng quát, nhưng đưa lên đây trong khuôn giới hạn, nên có những hình rất nhỏ, mọi người có thể theo đường link cuối cùng để vào lấy file dung lượng lớn.
Trà Kiệu, một làng ‘toàn tòng Công Giáo’, có một thời đúng nghĩa như vậy… nằm trong diện tích khoảng 1km2, một đầu là Nhà Thờ Chính (bên trái hình) và một đồi là Đồi Bửu Châu (bên phải hình), nơi có Ngôi Thánh Đường đầu tiên làm bằng gỗ để tri ân Đức Mẹ và rồi là 1 Ngôi Thánh Đường được xây dựng theo thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ
Góc bên tay phải tiếp theo ngay cánh đồng lúa vàng là dãy Thành Chăm xưa, ngày nay có dân ở trên đó và được gọi là Xóm Thành. Hình này được chụp từ đồi Hòn Bằng, một ngọn đồi mà trong biến cố Văn Thân 1885 được nhắc đến rất nhiều, ngay dưới chân đồi là con suối, con suối này chạy từ mạng phải sang mạng trái và bọc xuống Cầu Chìm để chảy ra biển, nó là một đường ranh giới cho Trà Kiệu với Duy Trinh, Thôn 1 là những làng không theo Công Giáo
Ngày nay, với Chợ Trà Kiệu, trung tâm buôn bán của các xã Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Phú… nằm ở giữa làng Trà Kiệu, hai bên quốc lộ 610, chạy song song với con suối được đề cập ở hình trên, là thuộc về thương mại, nhà cửa khá tươm tất… Trong hình chúng ta vẫn thấy được đồi Bửu Châu ở bên trái và Nhà Thờ Chính ở bên phải
Ngôi Thánh Đường Trên Đồi Bửu Châu vào đêm. Tiền sảnh có giếng nước, lấy lại câu chuyện Chúa Giêsu xin nước người phụ nữ Samari… Giếng này được tích nước trời, nhưng mùa nắng khô hạn không đủ, nên cái thời khoảng hơn 20 năm về trước, người giáo dân Trà Kiệu tối lại, mỗi người một tay lấy nước từ các giếng ở trong làng đưa lên đây để phục vụ khách hành hương. Ngày nay, giếng đã được cải thiện và nếu có thiếu thì cũng có máy bơm chứ không còn sức người như xưa nữa
Từ đồi Bửu Châu nhìn về Nhà Thờ Chính Trà Kiệu, được Lm. Phêrô Lê Như Hảo bắt đầu xây dựng từ 1970, và cũng đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của con cái Mẹ Trà Kiệu. Từ đây, tiếng chuông Nhà Thờ Công Giáo đều đặn sáng chiều vang lên giữa những tiếng chuông Chùa của các làng xung quanh
Hình được chụp từ Duy Trinh, một làng không Công Giáo từ bên kia con suối, con suối ngày nay đã khô cạn… Từ đỉnh đổi là Ngôi Thánh Đường, xuống cuối là vòm me tây được trồng từ thời Lm. Phaolô Mai Văn Tôn, cũng đã được vài chụp năm tuổi rồi, nó phủ một vùng mát mẻ tuyệt vời. Phía xa xa, nhìn từ vòm me, là ngọn núi mà ngay ở thung lũng của nó là Thánh Địa Mỹ Sơn, một địa danh nổi tiếng và cũng gắn liền với Trà Kiệu
Chụp ở góc này, Đồi Mẹ Bửu Châu được nâng đỡ bởi tre là tre. Tre rất gần gũi với người Việt và cũng rất gắng bó với dân Trà Kiệu, đặt biệt trong cuộc chiến với Văn Thân, nó là ‘vũ khí thô sơ’ nhất, nhưng chính vũ khí này qua sự chở che của Đức Mẹ Trà Kiệu mà giáo dân Trà Kiệu đã thoát nạn
Nhìn từ quốc lộ 610, mặt tiền của Đồi Bửu như thế này đây. Bên tay phải có một ngôi nhà nhỏ mà người dân Trà Kiệu gọi là nhà Dù. Vào các dịp Đại Hội Tôn Vinh Đức Mẹ Trà Kiệu, nơi đây được xử dụng làm nơi sơ cứu. Hiện tại (2015) đang là cơ sở lọc nước, phục vụ bà con trong vùng với một giá rất ưu đãi mỗi tuần 3 ngày. Bên tay trái có một ngọi đồi nhỏ, gọi là đồi Núi Sọ, ở đây có Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Đức Mẹ đứng hiệp thông và đồng công cứu chuộc nhân loại
Ở góc nhìn này, chúng ta thấy được ở lưng chừng đồi Bửu Châu có 1 đài, được gọi là Khán Đài, một sự dừng chân nghỉ ngơi trong Chúa và Mẹ để trước khi thẳng tiếng lên Đền Mẹ. Và nơi đây cũng khá thường xuyên được sử dụng làm lễ đài chính trong các dịp đại hội đông người
Còn đây là Đồi Mẹ Bửu Châu nhìn từ Xóm Thành. Ngọn đồi này mặt trước thì giáp ngay con suối và mặt sau là đồng ruộng, không biết sao giữa vùng nhất như thế lại có 1 ngọn đồi, lạ lùng đến nỗi đã có thời người ta cho rằng nó được đắp lên bởi người Chăm và ai là người Trà Kiệu từ thế hệ 7x về trước đều thường xuyên được nghe các câu chuyện về ma Hời ở vùng đất này. Không biết trong cái tương tác khởi đi từ dân Champa có nữ thần Apsara đến dân Trà Kiệu Công Giáo có Đức Mẹ Trà Kiệu thì có mối dây liên hệ gì không!!!
Trà Kiệu về đêm, chúng ta thấy rất rõ con đường quốc lộ 610 sáng sủa, còn hai bên thì ánh sáng khá yếu ớt. Hình được chụp tháng 2/2015, một cách nào đó nói lên rằng tuy làng ‘quê’ Trà Kiệu đang phát triển, đang hiện đại, đang hội nhập, nhưng vẫn là một làng quê thực sự… Đây cũng là một thách thức cho người Công Giáo Trà Kiệu sống Đức Tin, làm chứng Đức Tin và loan truyền Đức Tin ấy cho những làng xung quanh!
Để kết thúc loạt ảnh này, chúng tôi xin trở lại với Đền Đức Mẹ trên Đồi Bửu Châu, như với mong muốn tín thác mọi sự cho Chúa, qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu.
Xin mời xem hình dung lượng lớn tại đây: