BÀI THỨ NHẤT
Đức Chúa Thánh Thần với việc Tân Phúc Âm Hóa
(của các linh mục giáo phận)
(GIẢNG TĨNH TÂM NĂM CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2014
10 – 14/03/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ GP
Phaolô Đoàn Quang Dân – Lm. Quản Xứ Trà Kiệu)
Kính thưa…
Những giây phút đầu tiên của Tuần Phòng năm nay và trong Tam Niên Phúc Âm Hóa mà GHVN đề ra thật thích hợp để anh em linh mục chúng ta suy tư về Chúa Thánh Thần, về những lần ta tuyên xưng “Tôi tin kính ĐCTT” / để hiểu biết thêm về những gì mà CTT đang hoạt động trong lịch sử nhân loại / về việc Ngài đã làm cho những điều không có thể trở thành có thể. Tất cả chúng ta đều biêt chính CTT là Đấng giới thiệu/mạc khải CGS cho những ai muốn biết Ngài. Gioan TG hồn nhiên thú nhận “Tôi không biết Ngài là Đấng nào” cho đến khi CTT chỉ cho: “Tôi không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israen, tôi đến làm phép rửa trong nước. Ông Gioan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì Người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng TC tuyển chọn” Ga 1,31-33.
Có rất nhiều người ngày nay đang đứng bên cạnh CGS nhưng không nhận ra Ngài là ai. Họ cần sự trợ giúp của CTT. Thật thế, tất cả chúng ta đều phải cần sự trợ giúp ấy trong một thế giới mọi sự chẳng có gì là chắc chắn, một thế giới không mục đích, thiếu động lực và sự quả cảm/mạo hiểm. Đồng thời chúng ta cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy CTT dùng những con người yếu đuối để biến họ thành những con người ngoại thường, có khả năng làm những điều kỳ diệu cho Dân của Ngài.
I. Đức CTT tác động như thế nào trong dòng lịch sử cứu độ” ?
* Gần đây, Sứ điệp Thượng Hội Đồng GM Thế Giới Lần XIII Gởi Cộng Đoàn Dân Chúa: “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô giáo” ban hành tại Rôma, ngày 28/10/2012 có nói: “sức mạnh của Thánh Linh tạo nên tình bác ái đối với tất cả mọi người” .
* Tài liệu làm việc của THĐGM…ở phần kết luận có đề cập ít nhiều về CTT:
“…cuộc loan báo TM đầu tiên diễn ra vào ngày lễ Ngũ Tuần…Tân phúc âm hóa nuôi dưỡng một nền văn hóa ăn rễ sâu trong TM và khám phá ra “con người mới” (Ep 4,24) ở trong chúng ta như là kết quả của Thần Khí được Chúa Giêsu Kitô và Chúa Cha ban cho chúng ta…Tân phúc âm hóa có nghĩa là đốt cháy lên trong chúng ta sức bật của HT thời kỳ đầu và để mình tràn đầy nhiệt huyết rao giảng TM của các tông đồ theo sau biến cố Hiện Xuống.”
* ĐGH Phaolo VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandii, số 75 khẳng định: “Nếu Chúa Thánh Thần không hoạt động thì cũng chẳng hề có bất cứ hoạt động phúc âm hóa nào.” Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của công cuộc loan báo Tin Mừng. Vì lẽ ấy không thể tân phúc âm hóa mà không nghĩ ngay đến vai trò chủ chốt của Ngài. “Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần chính là sự hiện diện của Chúa Kitô” (Mariasusai Dhavamony).
* Sứ điệp đầu tiên của CGS sau khi chịu phép rửa là: “Anh em hãy sám hối và tin vào TM”, Mc 1,15. Nếu sám hối được coi là tiền đề để đón nhận Tin Mừng, thì sám hối cũng là tác động mà Chúa Thánh Thần muốn khởi động trước tiên trong tâm khảm con người.
1. Cựu ước: TC đã dùng dân ngoại để thử thách Israen sau khi Yosue qua đời, và những dân tộc ấy đã làm khổ Israen không biết bao nhiêu vì dân đã không nghe tiếng Chúa. Dù vậy cuối cùng rồi TC cũng cho họ vị cứu tinh đó là Onien, sách Thủ Lãnh 3,10 cho biết “Thần Khí TC ở trên ông”. Ông xuất trận và người Israen được bình an trong 40 năm.
Rồi Israen vẫn chứng nào tật ấy, họ “làm điều xấu trái mắt Đức Chúa. Thế là họ lại bị quân thù làm khổ. Gideon lại được phái đến để giải nguy, Tl 7,34 nói: “Ông Gideon được đầy thần khí của Đức Chúa, ông rúc tù và…qui tụ dân chống lại quân Madian.
Chưa hết, “Con cái Israen lại làm điều dữ trái mắt Đức Chúa và làm tôi các thần Ba-an và As-to-res” (Tl 10,6), TC trao họ vào tay người Philitinh…Họ đau khổ và sám hối thế là Chúa phải sai Jepthtah, “một dũng sĩ và cũng “là con của một gái điếm” đi giải thoát dân Người (Tl 11,1): “Thần khí của Đức Chúa ở trên ông Jepthtah và ông đã sang Galaat và Menase…đánh con cái Ammon.
Chúng ta còn có thể kể đến Đavít. TC đã sai Samuen xức dầu tấn phong ông làm vua. “Thần khí Đức Chúa đã nhập vào Đavít từ ngày đó trở đi” 1Sm 16,13. Có Thánh Thần con người có thể làm điều không ai dám và hy sinh một cách lạ thường. Nhưng Chúa có khi cũng để Thần khí rời khỏi một người vì người ấy làm điều ghê tởm, đó là trường hợp của vua Saulê: “Thần khí ĐC rời khỏi vua Saulê và một thần khí xấu từ ĐC đến ám vua” (1Sm 16,14).
2. Tân ước: Đời nội tâm của người tín hữu tự nó cũng phải kín múc nơi Chúa TT. CGS khẳng định điều này trong Tin Mừng Ga 6,63: “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì.” (có thể đọc thêm nơi Ga 3,6/Gl 5,25: “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước.”
CTT ngự trong tín hữu, ban cho họ sự khôn ngoan / hiểu biết / sự sống :
– “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của TC và TT Thiên Chúa ngự trong anh em sao ?”
– “Anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của TC ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô. Nhưng nều Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng làm cho CGS sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho CGS sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” Rm 8,9-11.
CTT dạy tín hữu về mọi điều: “Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận tử Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy dỗ nữa” 1Ga 2,27 / Ngài dẫn đưa mọi người đến sự thật/chân lý: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”Ga 16,13. Ngài cưu mang và sinh ra tình yêu và niềm vui: “Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” Gl 5,22., và Ngài cũng bồi dưỡng tâm linh chúng ta: “Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng” Eph 3,16.
Người Á Châu chúng ta coi trọng ‘tâm linh” / ”cái bên trong” vì thế không lạ gì mà chúng ta không cần đến Chúa Thánh Thần, Đấng “thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi TC” 1Cor 2,10. Chính chiều sâu thẳm ấy đem lại cho con người sự chữa lành “khi nghe trong mình con tim rướm máu” Tv 109,22. Chúa TT quả thật là Thầy Thuốc / là Luật sư Biện Hộ / là Chứng Nhân / là Đấng An Ủi / là Người Cứu Giúp / là Sự Thật: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” Ga 15,16. Chúa TT còn mang đến cho ta ơn tha thứ, sự giác ngộ: “Anh em hãy nhận lấy TT, anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” Ga 20,22-23.
&. Đọc sách CVTĐ, chúng ta nhận thấy CTT hoạt động một cách có thể nói là mãnh liệt thời GH sơ khai: – Ngài dẫn Philiphhê đến gặp viên thái giám Ethiopie để dạy đạo và làm phép Rửa cho ông này, Cv 8,29: “Thần Khí nói với ông Philipphê: “Tiến lên, đuổi kịp xe đó.” Sự vội vã cho thấy TT đang thúc giục, kẻo bỏ lỡ cơ hội hiếm có ! Chính CTT đã đưa Phêrô đến giảng đạo tại nhà Cornelio, một đại đội trưởng Rôma, một người ngoại giáo: “Thần Khí bảo tôi đi với họ, đừng ngần ngại gì. Có sáu anh em đây cùng đi với chúng tôi. Chúng tôi đã vào nhà ông Cornelio” (Cv 11,12). Cũng chính CTT chỉ cho Hội Thánh Antiokia dành riêng Phaolo và Barnaba để làm công việc khác được giao phó: “MỘt hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Bananba và Saulo cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.” Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi. Vậy được TT sai đi, hai ông xuống Xeleukia, rồi từ đó đáp tàu đi đảo Chypre…” Cv 13,2-4. CTT ngăn cản Phaolo không nên vào Tiểu Á mà phải đến Philipphê: “Các ông đi qua miền Phy-ghi-a và Galat, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng Lời Chúa ở A-xi-a” Cv 16,6. cũng như cho Phaolo biết trước các ông sẽ gặp nhiều rắc rối / phiền toái khi thi hành sứ mạng: “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Yêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi” Cv 20,22-23.
Một khi tin vào TC thì người tín hữu sẽ được CTT hướng dẫn, và sẽ có những điều lớn lao xảy đến cho đời sống: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa” Cv 5,16. Họ sẽ được CTT dìu dắt: “Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa” Gl 5,18. và Ngài sẽ kiểm soát đời sống của họ: “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” Cv 5,25 / “Vì TC đã chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” 2Tm 1,7. và dẫn tín hữu đến việc loan báo Tin Mừng như đã xảy ra sau khi nhận lãnh CTT trong ngày lễ Ngũ Tuần: “Và ai nấy đều được tràn đầy ơn TT, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng TT ban cho” Cv 2,4 / “Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy TT và mạnh dạn nói lời TC” Cv 4,31. / Trong vụ ông Têphanô bị ném đá, CTT cũng hiện diện: “Được đầy ơn TT, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang TC và thấy ĐGS đứng bên hữu TC” Cv 7,55. Chính CTT hoạt động trong các TĐ và trong lòng người khiến tín hữu ngày một gia tăng: “Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Galiê và Samaria, HT được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ TT nâng đỡ” Cv 9,31.
Khi các cộng đoàn Kitô hữu ngày một tăng về số lượng thì các cơ cấu và luật lệ trở thành vô hồn và không nắm bắt đủ những nhu cầu của cá nhân và nhón nhỏ, CTT đã đề ra giải pháp cho từng trường hợp như Ngài đã làm cho những người tín hữu tại Hy Lạp: “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm bị bỏ quên. Bởi thế, nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan …Họ chọn ông Têphanô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần….” Cv 6,1-5…Ngày nay, chuyện xưa vẫn còn tái diễn, bao cộng đoàn GH cơ bản / những nhà truyền giáo nơi làng quê, bộ tộc,trong nhà tù…tất cả đều được hướng dẫn bởi CTT. Ngài ban ơn soi sáng và sự bình an nối kết các tín hữu lại với nhau: “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” Ep 4,3-4.
CTT đã để lại những dấu ấn không thể bị phai mờ trong lịch sử nhân loại cũng như thời GH sơ khai. Còn hôm nay thì sao ?..
3. Đời người tín hữu với Chúa Thánh Thần
a. Đời sống nội tâm của tín hữu cần phải kín múc từ Chúa TT: “Chính Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là…” Ga 6,63.
b. Chúa TT ngự trong tín hữu: “Anh em chẳng biết rằng anh em là Đền thờ của TC, và TT Thiên Chúa ngự trong anh em sao ?” 1Cor 3,16.
c. CTT ban sự khôn ngoan, hiểu biết. Thư Eph 1,17: “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là TC của ĐGSKT, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người.”
d. CTT dẫn đưa con người tới sự thật/chân lý. Ga 16,13: “Khi nào Thần khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.”
e. CTT đồng tác giả của ơn tha thứ. Ga 20,22: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha…”
g. CTT tác nhân của tình yêu và niềm vui. Gal 5,22: “Hoa quả của Thần khí là: bác ai, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.”
Tin Mừng Gioan chương 16: CTT là Thầy thuốc / luật sư bàu chữa / Đấng an ủi / nhà cố vấn / nhà tài trợ: “
4. Chúa TT vẫn đang hoạt động
Chân phước GH Gioan Phaolo II: Bao lâu tiếng nói chân thành và chân thực còn vang lên để thức tĩnh lương tri con người về đức công bình, sự bình đẳng, tự do, hòa bình, phát triển…thì nhân loại vẫn còn lắng nghe / Mẹ thánh Têrêxa Cacutta nhìn nhận ngay cả trong xã hội tiêu thụ ghê gớm, vung tiền qua cửa sổ vẫn có thể lôi kéo những được tâm hồn quảng đại / Đức TGM Oscar Romero chứng minh rằng đức tin có thể chạm đến những nỗi đau khủng khiếp và rối bời của kiếp người…Chúa TT vẫn đang hoạt động trong thế giới này.
Các đền thánh / trung tâm hành hương như Lộ Đức, Fatima, Compostella, Taize, La Vang…vẫn có người tuôn đến để tĩnh tâm, cầu nguyện, linh thao…; bao nhiêu sách vở, bài viết đề cập đến đời sống thiêng liêng….minh chứng rằng Chúa TT vẫn đang hoạt động trong xã hội hôm nay. “Ơn đạo đức” – một trong 7 ơn mà Isaia nói đến ở 11,1-3– dù không còn là từ vựng gây ấn tượng mạnh trong thế giới Tây Phương hiện tại, nhưng đối với người Châu Á chúng ta, thì lòng đạo đức là cung cách thể hiện nét văn hóa truyền thống và làm phong phú nền văn minh mang đậm bản chất nội tâm (The Inner). Nói như Thánh Tôma Aquino chúng ta phải tỏ lòng đạo đức với TC vì chúng ta mắc nợ Ngài. Ta gọi đó là nhân đức thờ phượng (Robert Barron, Word on Fire).
“Mystics win attention” = huyền nhiệm thắng mục thị.
5. Linh mục, cộng tác viên của Chúa TT / hãy để Ngài hướng dẫn
a. Đừng chọn làm người điếc
Các LM. trở thành người điếc khi không chấp hành sự sửa dạy của huấn quyền.
* Coi nhẹ sự góp ý của bề dưới.
* Coi nhẹ/dễ nổi nóng vì sự phê phán của người chống đối.
* Bị giáo dân cho là nặng tính bảo thủ / không chịu nghe ai.
Sự thật là sự thật cho dù bắt nguồn từ đâu và bởi ai, “tất cả những ai đứng về phía sự thật thì nghe Tiếng Tôi” Ga 18,37. Công đồng Vatican II trong Gaudium et Spes dạy chúng cần biết đối thoại với “bất cứ ai và chính kiến nào” (số 43).
* Phải biết lắng nghe sự thật có khi bị pha trộn với những sáo ngữ trống rỗng / thành kiến / và cả những giáo điều cứng nhắc…
b. Biết sử dụng cái lưỡi – biểu trưng của LƯỠI LỬA ngày Lễ Ngũ Tuần
Ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đệ được Chúa GS ban Chúa TT dưới hình ảnh LƯỠI LỬA. Biểu tượng này cho thấy đây là món quà đặc biệt có liên hệ đến việc rao giảng TM của môn đệ, một dấu chỉ thu hút kẻ không muốn tin hoặc chưa tin TC.
Món quà này giúp chúng ta cầu nguyện cùng TC khi ta không biết cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng TC (Rm 8,26) / giúp ta can đảm lên tiếng lúc thuận hay không thuận / an ủi khích lệ những con người đau khổ, sầu lo.
Trên hết mọi sự, lưỡi lửa giúp Lm. chúng ta rao giảng Lời Chúa. Nhờ Thánh Kinh được rao giảng (nhờ miệng lưỡi), Lời được linh ứng ấy có sức mạnh nuôi dưỡng đức tin của cá nhân và cộng đoàn. (Wiliam Kurs, S.J., Following Jesus).
c. Tìm đến chỗ sâu cất dấu kho tàng của TC
* Tin Mừng Thánh Luca 5,4: “Hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới.”
* 1Cor 2,10: “Còn chúng ta, chúng ta đã được mặc khải cho, nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi TC.”
* “Chỗ sâu” ấy ta cần sự trợ giúp của Chúa TT để khám phá ra. Trong thời đại mọi sự luôn đổi thay chóng mặt / vô định / thiếu động lực sống / thiếu sự quả cảm…chỉ nhờ Chúa TT ta mới mong tìm thấy những giá trị tiềm ẩn / bằng không ta cũng dễ chạy theo những gì được gọi là phong trào / dễ sống nổi trôi theo giòng đời. Và chỉ khi đó, Chúa TT mới có thể biến chúng ta – dù là yếu đuối – trở thành dụng cụ ngoại thường góp phần thực hiện những kỳ công của TC giữa lòng nhân loại.
6. Kết:
Làm việc gì người Kitô hữu: giám mục, linh mục, giáo dân – đều đọc, hát kinh cầu xin Thánh Thần. Kết thúc hội nghị đều viết “chúng tôi….cùng với sự hướng dẫn của Chúa TT….”/ thế mà sau đó đường ai nấy đi / việc ai nấy làm / việc tôi đang làm dù có bị chỉ trích tôi cũng nhân danh Chúa TT mà không hề xét lại. Chúa Thánh Thần hiện diện từ khi tôi khởi sự / còn cho đến lúc hoàn thành, mỉa mai thay, lại là do tôi ! Chính vì lẽ đó, chúng tôi có khi “đồng sàng” nhưng “dị mộng”/ và công việc tôi/chúng tôi đang làm không đi đến đâu cả !
Các cha có thể đồng tình hay không đồng tình với con qua nhận định này. Trong nơi sâu thẳm của tâm hồn và sự tĩnh lặng của tuần phòng, hy vọng mỗi người sẽ có cơ hội tìm ra đáp án cho riêng mình. Được thế đã là một thành công rồi ! Xin cảm ơn ĐC và quí Cha !
Tài liệu tham khảo:
– Bài của Đức TGM Thomas Menamparampil, “The Holy Spirit” trong Tập san “World Mission” tháng Chín, 2013.
– Cha Robert Barron, “Word on Fire”, 2008.
– Cha William Kurz, SJ., “Following Jesus”, 2003.
+ + +