BÀI VI
NĂM ĐƯỜNG HƯỚNG PHÚC ÂM HÓA TRONG THẾ KỶ XXI VÀ
EVANGELII GAUDIUM CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
(GIẢNG TĨNH TÂM NĂM CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2014
10 – 14/03/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ GP
Phaolô Đoàn Quang Dân – Lm. Quản Xứ Trà Kiệu)
I. Mở
Kính thưa ĐC và quí Cha…
Thập niên đầu của thế kỷ 21 (cụ thể vào năm 2008), một số tác giả: thần học gia/giám mục/linh mục/nhà truyền giáo… (Zac Niriingiye, GM phụ tá GP Kampala, Dr. Cathy Roos, Andrew Walls, giáo sư tại Oxford, Albert Obiefuna, GM Nigeria…) tại lục địa đen hay viết về lục địa đen đã đưa ra 5 đường hướng cho cộng cuộc Phúc Âm Hóa trong thế kỷ 21 này. Bài hôm nay con sẽ lượt qua 5 marks này / đồng thời đối chiếu với Tông Huấn Evangelii Gaudium của ĐGH Phanxicô mới được ban hành năm 2013 vừa qua để chúng ta nắm bắt những công việc mang tính vĩ mô của GH về công cuộc loan báo TM, vừa giúp chính chúng ta trong sứ vụ linh mục, cộng tác viên đắc lực nhất cho sự lan rộng của TM đến tận cùng thế giới.
II. Five Marks (năm hướng)
1. Loan báo TM/Phúc Âm hóa là công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa
* Mc 1,15: “Nước TC đã đến gần, hãy sám hối và tin vào TM”. CGS khở đầu sứ vụ của mình khi tuyến bố điều ấy.
* Lc 4,18: dành đặc biệt cho người được xức dầu/thánh hiến: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì người đã xức dầu cho tôi để tôi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó.”
* Công bố là gì ? – Trong Thánh Kinh ý nghĩa căn bản của từ này là hành động của một người muốn chuyển đến (một hay nhiều) người một tin quan trọng – có thể bằng lời hay chữ viết. Cv 14,27 : công bố là kể lại : “Khi tới nơi, hai ông tập hợp HT và kể lại tất cả những gì TC đã làm cùng với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin.”
Công bố không hạn chế trong một khuôn khổ nào, điều này sẽ giúp GH rao giảng TM dưới nhiều cách thức đa dạng, ngay cả trong môi trường thù nghịch với GH.
* CGS mà ta rao giảng không đổi thay, nhưng cách thức và ứng dụng thì luôn luôn thay đổi. “Chúng ta phải thường xuyên trong trạng thái truyền giáo” (EG.25). Sự thay đổi này được EG đề cập rất chi tiết: “Tôi ước mơ một chọn lựa truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để các thói quen, các hành động, các giờ giấc và chương trình, ngôn ngữ và các cơ cầu của HT có thể được khai thông thích hợp cho việc LBTM cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của HT” EG. 27.
* Nước TC chính là (đồng nghĩa với) Đức Giêsu Kitô
– Lc 11,20: “Nếu tôi dùng ngón tay TC mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại TC đã đến giữa các ông.” Quyền lực của CGS trên Satan chứng minh quyền lực của Nước TC, nói cách khác Nước TC hiện diện bất cứ nơi đâu mà CGS hiện diện và thi hành sứ mệnh của Ngài. Sứ mạng công bố TM của Ngài “có một đích đến hoàn vũ, tìm kiếm vương quốc cánh chung” (EG. 183) chứ không phải chỉ là GH trần thế.
– Nước TC còn là nước “ở giữa chúng ta” Lc,17,21.
– Nước TC một thực tại chưa hoàn thành. Mt 26,29: “Từ nay Thầy sẽ không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho tới ngày cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy.”
– Tóm lại Nước TC được hình thành bất cứ ở đâu mà TM Đức Yêsu được chúng ta công bố/rao giảng dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay nghịch cảnh, bởi vì TM là chính Chúa Giêsu, mà CGS là hiện thân của Nước TC. “Sứ mạng Đức Kitô là thiết lập vương quốc của Cha Người; Ngài truyền cho các môn đệ đi rao giảng tin vui rằng “Nước Trời đã đến gần” Mt 10,7” (EG. 180).
– Tin Mừng / rao giảng TM là một động thái (dynamic) chứ không phải là tĩnh lặng (static). “Chúng ta đừng sợ xét lại những thói quen không trực tiếp liên quan đến cốt lõi của TM” (EG. 43): chỉ lo xây dựng Church chứ không phải là Kingdom of God.
– Các linh mục chúng ta cần suy nghĩ câu nói của Thánh Phêrô: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của TC, để loan truyền những kỳ công của Người…” 1 Pr 2,9.
2. Giảng dạy, Làm Phép Rửa, và Nuôi dưỡng Tân Tòng
a. Giảng dạy
* Đọc Tin Mừng Mt 28,18-20: “Đức GS đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
* Không phải khôn ngoan thế gian làm cho con người trở lại mà là giảng dạy họ điều TC phán. Lời rao giảng là thần linh, đúng như Phaolo quả quyết khi đến với người dân Galata 1, 11-12: “Tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người…nhưng là chính Đức GSKT đã mặc khải.”
* Giảng dạy là một sứ vụ, trước hết là dạy giáo lý, truyền thông đức tin từ các tông đồ. Sau là loan báo Tin Mừng, “làm cho Vương Quốc TC hiện diện trong thế giới chúng ta” EG.176.
* ĐGM Cộng Hòa Công-Gô, Ande Titre nhận xét về chính GH tại địa phương mình: “Thay vì giảng về những đề tài quan trọng : sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, chú giải Thánh Kinh, ơn tha tội thì GH Congo lại giảng về quyền lực/tiền bạc/vẻ đẹp của trời đất/và những v/đ như hút xách/nghiện ngập/và những điều phi luân khác, quá nhấn mạnh tới hỏa ngục, sự kết án. Dĩ nhiên những đề tài này Thánh Kinh đều nói đến, nhưng như thế thì chỉ làm cho dân có cái nhìn tiêu cực về thế giới mà TC đã tạo dựng.”
* EG. 165 cũng đồng cảm với nhận định trên: “Vị trí trung tâm của kerygma đòi phải nhấn mạnh những yếu tố cần nhất hôm nay: nó phải diễn tả tình thương cứu độ của TC, là cái đi trước mọi bổn phận luân lý hay tôn giáo của chúng ta, nó không được áp đặt sự thật nhưng kêu gọi tự do; nó phải được đánh dấu bằng niềm vui, sự khích lệ, sức sống và một sự cân bằng hài hòa để không giản lược việc rao giảng vào một ít giáo thuyết đôi khi mang tính triết học hơn là tính phúc âm. Tất cả điều này đòi hỏi người giảng dạy phải có 1 số thái độ nuôi dưỡng sự mở lòng ra cho sứ điệp: dễ tiếp cận, sẵn sàng đối thoại, kiên nhẫn, thân thiện, tóm lại là thái độ không phê phán.”
b. Làm phép Rửa
* Phép Rửa đưa người tin vào hiệp thông cùng Thân Mình của CKT và Giáo Hội. Nguyên ủy của sự hiệp nhất Kitô giáo chính là phép Rửa. Nhưng nhiều nơi, nhiều lúc phép Rửa chỉ được coi như ngoại vi của ơn cứu độ: chịu phép Rửa để khỏi bị kết án và để được hạnh phúc đời đời ! ĐGM Albert Obiefuna ở Nigeria nhận xét về tính-thiếu-hữu-hiệu của phép Rửa (The non-effectiveness of baptism) trong chiến tranh ở Rwanda: phép Rửa qui tụ tín hữu thành một gia đình của GH, nhưng “giọt máu đào hơn ao nước lã” vẫn thắng thế. Nghĩa là người ta sẵn sàng trả thù nhau vì anh chị em ruốt thịt bị giết, bất chấp mình đang là anh chị em với nhau trong cùng phép Rửa !
* Làm phép Rửa không chỉ để cho một người thuộc về GH, thành phần của GH, mà nhất là để hiệp nhất/hiệp thông với anh chị em. Thực tại tôn giáo, xã hội và chính trị hiện nay đòi hỏi sự hoán cải sâu xa và chân thực nhờ ơn Chúa Thánh Thần được ban khi lãnh nhận phép Rửa. Đó là điều mà các giám mục, linh mục phải để tâm dạy cho những người học giáo lý theo đạo.
* EG. không đề cập đến sứ mệnh làm phép rửa như là sự khởi đầu của việc gia nhập GH. EG.14 chỉ nói đến “những người đã rửa tội nhưng không sống những đòi hỏi của phép Rửa”. GH “tìm cách giúp họ trải nghiệm 1 sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho TM.”
c. Nuôi dưỡng tân tòng
* Phải mất thời gian/công sức trong tiến trình nuôi dưỡng đức tin của người vừa theo đạo. Phải tiếp tục dạy dỗ/thờ phượng và sống theo giáo huấn là luân lý của đạo. Một tiến trình giáo dục liên tục.
* Tổ chức gặp gỡ/hội thảo/diện đối diện với tân tòng. Trở ngại lớn là trình độ học vấn và gia cảnh không đồng đều.
* Kiểu vâng lời tối mặt/mù quáng (ở Congo) ảnh hưởng đến giáo dục Kitô giáo. Ai có địa vị cao có nghĩa là họ phải được kẻ dưới vâng lời. Quyền của người cha rất lớn, át cả vai trò người mẹ.
* Kitô hữu luôn đòi hỏi vật chất nơi GH, các giáo xứ trở thành “con bò sữa” chu cấp cho những nhu cầu của giáo phận.
* Nuôi dưỡng là làm cho tín hữu trở thành những tác nhân có khả năng thay đổi các cơ cấu mà từ đó Nước TC được hiện diện khắp nơi. Tân tòng được khích lệ để nghe những tiếng nói mang tính ngôn sứ và can đảm bước tới.
3. Đáp ứng nhu cầu con người bằng thái độ yêu thương phục vụ
* Mt 22,34-40: Yêu Chúa là yêu người. Chúng ta thường tập trung “phúc âm hóa” bằng loan báo phần rỗi đời đời/đem người khác đến với ta/và tin những gì ta tin nhưng không để ý lắm đến việc theo Chúa là say mê yêu Chúa / và yêu tha nhân như mình muốn được yêu. Đó là câu hỏi trắc nghiệm giáo huấn căn bản của CGS khi trả lời một người thông luật. Theo Dr. Melba Maggay, nhà nhân chủng xã hội học Philippines, yêu người thì phải:
a/ cùng giúp nhau quay lưng lại với các thần tượng của thời đại.
* Với thế giới Tây phương: chủ nghĩa vật chất. Nhưng không chỉ có thế, quan trọng nhất là tránh dùng sức mạnh vật chất để khống chế/áp bức phần nghèo-còn-lại-của-thế-giới.
* Với các nước thuộc thế giới thứ ba: các thể chế độc tài/các hệ thống áp bức và làm cho con người trở nên nghèo hơn.
* Bình diện cá nhân: chúng ta lo lắng và sợ hãi những con người cho mình là chăm sóc cho những nhu cầu của người nghèo, nhưng thực ra họ đang làm giàu mình từ người nghèo.
* Bình diện cộng đồng: không tin vào các thể chế (chính trị + kinh tế) đang làm thay đổi xã hội chúng ta bởi chúng đang loại dẫn ảnh hưởng của TC ra khỏi.
b/ Yêu người nghèo là yêu Chúa, Mt 25,40. Họ là Proxies for Christ (người được phái đến nhân danh Chúa Kitô/từ của Aloysius Pieris, SJ.)
c/ Nói nhiều mà làm ít hay không làm, Lc 10,25-37. Tình yêu vượt biên giới giống nòi. Câu hỏi “Trong ba người đó, ai là…” có thể đặt lại câu hỏi mà không sai: “Ai là người hành động như là người thân cận ?”. Nói cách khác loan báo Tin Mừng cũng là một cách chuẩn bị để trở thành người thân cận của hết mọi người, không phân biệt giai cấp/màu da/chính kiến…
d/ EG. Dành khá lớn số lượng từ số 202 – 216/nếu không muốn kể cả chương IV của Tông Huấn.
+ giải quyết cấp bách nguyên nhân nghèo khó/giải quyết triệt để sự thống trị của các thị trường và nạn đầu cơ tài chánh (202).
+ cần hợp tác giữa các GH: “Bất cứ cộng đồng GH nào nghĩ rằng mình có thể ung dung đi theo con đường riêng của mình mà không có sự hợp tác sáng tạo và hiệu quả trong việc giúp người nghèo sống hợp với nhân phẩm,và không vượt ra khỏi bản thân mình để đến với người khác, thì cộng đồng ấy có nguy cơ bị đổ vỡ…Nó sẽ dễ rơi vào thái độ thế tục thiêng liêng được che đậy bởi những việc thực hành tôn giáo, những cuộc gặp gỡ vô bổ và những lời nói rỗng tuếch” (207).
+ quan tâm tới thành phần dễ bị tổn thương: người vô gia cư/người già/di dân (210) – người bị bán làm nô lệ/trẻ em/phụ nữ/thai nhi/côn trùng: “Là những tạo vật bé nhỏ nhưng mạnh mẽ trong TYTC giống như Thánh Phanxicô, mọi Kitô-hữu chúng ta được kêu gọi canh chừng và bảo vệ cái thế giới mong manh mà chúng ta đang sống, cùng với tất cả dân cư của nó” (216).
4. Tìm phương thế thay đổi những cơ cấu bất công của xã hội
+ Mt 6,33: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước TC và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.”
+ Rao giảng TM “tay trong tay” với thay đổi xã hội. Sứ mệnh đó có tính toàn diện, nhằm đến shalom mà TC khi tạo dựng vũ trụ muốn đem lại cho con người và vạn vật. Shalom không là quà tặng cho một cá nhân nào mà cho cả cộng đồng. Shalom đụng tới tiếng hát/tiếng kêu la/tiếng cười/định chế xã hội/tư tưởng và hành động; tới cá nhân/cộng đoàn/bộ tộc/ngôn ngữ/nơi chốn…Tất cả mọi phạm trù của đời sống cá nhân cũng như xã hội.
+ Công bằng là đường đi của truyền giáo: công bằng không phải là lý tưởng thuần lý, càng không phải là lời hứa trừu tượng. Công bằng rất cụ thể vì khi công bằng vắng mặt thì đau khổ sẽ hiện diện…Ta đã / đang thấy điều này trong xã hội VN mình…Thần học giải phóng bên Châu Mỹ La Tinh phát sinh từ thực tế này !
+ Đọc đoạn Xh 3,7-12………: TC là Chúa công bằng, Người NGHE THẤY và Đ XUỐNG với dân. TC nhập thể cứu dân qua Maisen vì lúc đó giờ thực sự của Người chưa đến.
+ Hành trình loan báo TM/Phúc Âm hóa là hành trình cần lắng nghe/nghe những ai đang kêu gào/đau khổ và cô đơn. Ngày xưa là cô nhi quả phụ, người kiều cư ngày nay là những trẻ em bị lạm dụng/người mẹ đơn thân/người tỵ nạn.
+ “Thiên Chúa luôn hướng về những nơi mà con người quay lưng đi” (D. Bonhoeffer).
+ EG. Số 59 và 60: Bạo lực phát xuất từ bất công/bất bình đẳng. Chưa xóa bỏ bất công chưa xóa sổ bạo lực. Việc sử dụng vũ khí chỉ tạo ra hy vọng giả tạo cho những ai kêu gọi an ninh/hòa bình. Chính sách “giáo dục” người nghèo/thuần hóa họ/làm cho họ trở thành vô hại chỉ làm họ tức giận vì mình là vật tế thần cho những cơ chế tham nhũng… EG. 99 đưa ra giải pháp cho tín hữu: sống hiệp thông huynh đệ, Ga 13,35: “người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ…” / EG.100: lấy thiện thắng ác, Rm 12,21: “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” / không nản chí khi phải tranh đấu cho công bằng, Gl 6,9: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí”. Lời ngôn sứ Mikêa tuy đã xưa, nhưng vẫn là lời nhắc nhở cho linh mục chúng ta: “Hỡi người, bạn đã được nói cho hay điều nào là tốt, điều nào Đức Chúa đòi hỏi bạn: đó chính là thực thi công bằng, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với TC của bạn” Mk 6,8.
5. Nỗ lực bảo tồn sự toàn vẹn của Tạo Thành, gìn giữ và làm mới Sự sống của Trái đất
* Khởi đầu từ Adam nhưng ông làm hỏng, TC giao cho Noe tái lập tạo thành sau hồng thủy trong St 9….
* Trước là để làm cho cuộc sống được đầy đủ, “có thực mới vực được đạo.” Thư 1 Cor 9 đề cập đến điều này: chúng ta rao giảng / nghe rao giảng TM không thể để bụng đói, cần phải hưởng lợi từ hoa mầu ruộng đất/lao công của con người….
* Tv 96: niềm vui vì Tạo Thành/Sự Sống trái đất mà TC tạo dựng phải được con người làm cho xinh đẹp để tất cả cùng tôn vinh TC:
“Trời vui lên, đất hãy nhãy mừng…Ruộng đồng cùng hoa trái nào hoan hỷ, hỡi cây cối rừng xanh hãy vui mừng trước tôn nhan Chúa…”
Các nhà bảo vệ môi trường/đạo binh xanh được truyền cảm hứng từ Thánh Vịnh này: làm sao để khi trình diện TC, con người không hổ thẹn vì phá hoại cộng trình của Ngài. Phúc Âm hóa/Loan Báo Tin Mừng mà không làm cho môi trường Tin Mừng (trái đất) xanh/sạch/đẹp là phản chứng !
a/ Bảo tồn và bảo toàn thiên nhiên là nhiệm vụ của chúng ta, là vinh dự của con người chờ ngày TC mạc khải vinh quang của Người, Rm 8,19.
b/ Bảo tồn công trình tạo dựng của TC như TC gìn giữ chúng ta, St 2,15: con người “canh” và “giữ” đất đai vì TC tạo thành con người để làm việc đó.
c/ Ta hưởng dùng mà không được tàn phá, Ez 34,18: “Được chăn trong đồng cỏ tốt tươi đối với các ngươi phải chăng còn quá ít, mà các ngươi lại lấy chân giày đạp phần đồng có còn lại của các ngươi, được uống nước trong mà các ngươi lại lấy chân quậy đục phần còn lại ?” / Đnl 20,19-20: “Khi vây hãm một thành lâu ngày để đánh, để chiếm thành, anh em không được vung rìu phá cây cối của thành, vì anh em sẽ được ăn hoa trái những cây ấy…”
d/ Để tạo thành nghỉ ngơi như ta phải nghỉ trong ngày Sabát, Xh 23: nói đến năm Sabát và ngày Sabát../Lv 25-26 cũng đề cập như Xh.
e/ Với EG.: những điều vừa trình bày ở số 6, EG. không đề cập đến, có chăng là suy diễn mà thôi như chính ĐGH Phanxicô đã xác nhận phạm vi và giới hạn của Tông Huấn: “Tôi quyết định không đi sâu vào nhiều vấn đề vốn cần được suy tư và nghiên cứu xa hơn” (số 16). Tại số 71 Ngài đề cập đến Thành Yêrusalem trên trời, là Thánh Thánh, là điểm Ômêga của tạo thành. Để hãnh tiến về nơi ấy, “chúng ta cần phải nhìn vào các thành phố của chúng ta với một cái nhìn chiêm niệm, một cái nhìn đức tin thấy TC cư ngụ trong các ngôi nhà, các đường phố, các công viên…” Khi chúng ta làm đẹp các công trình đó chúng ta vừa tô điểm cho công trình của TC, để chúng ta hưởng thụ, đồng thời nhận ra sự hiện diện của Ngài để chúng ta không đan tâm phá hỏng vẻ đẹp của Tạo Thành.
7. Kết:
Sứ mạng của TC cho thế giới này bao gồm cả con người lẫn tạo vật không phải là con người. Sứ mạng của chúng ta là tham dự vào với TC, là sứ giả của Chúa GS, Đấng không chỉ là Đấng Cứu Độ thế giới nhưng còn là “Đấng tất cả đều tồn tại trong Người” Col 1,17. Tin Mừng Nước TC “dưới đất cũng như trên trời” là Tin Mừng cho mọi người, mọi cộng đồng và cho tạo vật đang quằn quại rên siết.