Suy Niệm

BÀI V: THÁNH PHAOLO TÔNG ĐỒ, MẪU GƯƠNG CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN QUA SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

BÀI V:

THÁNH PHAOLO TÔNG ĐỒ, MẪU GƯƠNG CHO LINH MỤC

GIÁO PHẬN QUA SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

(Richard J. Sklba, GM phụ tá TGP Milwaukee)

(GIẢNG TĨNH TÂM NĂM CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2014

10 – 14/03/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ GP

Phaolô Đoàn Quang Dân – Lm. Quản Xứ Trà Kiệu)

 

Mở:

            Kính thưa ĐC và các Cha các Thầy thân mến,

            Ở sân nhà thờ Núi Trà Kiệu có hai tượng Thánh Phêrô và Phaolo thật lớn. Một lần kia xuống Núi Mẹ con bắt gặp hai nhóm gồm các em nam nữ lớp 2,3,4 chơi đánh nhau. Chúng chia thành 2 phe: một phía tượng Thánh Phêrô, một phía Thánh Phaolo. Thấy nhóm bên Thánh Phaolo đông hơn, con mới hỏi: “Tai sao chúng con lại đứng về phía Thánh Phaolo đông thế ?” Một em trong nhóm trả lời: “Thưa Cha, vì ông Phaolo có gươm !”

            Những tưởng đó là chuyện trẻ con, ai ngờ !!!

Có người hỏi tôi (ĐC Sklba): “Trong số các TĐ, cha theo vị nào?” – “Chắc chắn phải là Phêrô, bởi vì Phêrô là thủ lãnh, là GH đầu tiên Chúa chọn để coi sóc đoàn chiên Chúa”.

Tuy nhiên, ngày nay câu trả lời đó có khuynh hướng nghiên về Phaolo, vì Phaolo được chọn để trở thành nhà truyền giáo và người khai sinh ra nhiều cộng đoàn Kitô địa phương, ta quen gọi là GH địa phương.

“Trong mỗi Hội Thánh, Phaolo và Barnanba chỉ định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin” (Cv 14,23).

Có lẽ sự chuyển hướng này là do môn Thánh Kinh học / Giáo Hội học được canh tân. Thời Tiền Vatican II, GH theo mô hình kim tự tháp; GH Hậu Vatican, theo mô hình vòng tròn đồng tâm. Mọi hoạt động tông đồ đều qui về Chúa Kitô và mỗi thành phần, mỗi hoạt động đều là mỗi phân đoạn kết nối thành vòng tròn, nhìn tổng thể của vòng tròn này chính là Nước TC (The Kingdom of God), dù là hữu hình hay vô hình. Phêrô không là tâm điểm của vòng tròn này ! Phêrô và những đấng kế vị là những người giúp vẽ nên vòng tròn ấy mỗi ngày mỗi tròn hơn, đẹp hơn.

Một lý do nữa cho sự chuyển hướng này đến từ việc tái khám phá tính đồng nhất đầy ấn tượng giữa thời của các Kitô-hữu đầu tiên với thời của chúng ta: một thời kỳ đầy bất trắc và xáo trộn….(cắt nghĩa). Việc canh tân phụng vụ / PV giờ kinh/đặc biệt là phần kinh sách, qua đó chúng ta nhận thấy dấu ấn của Thánh Phaolo thành Tarse in đậm nét hơn là trường phái Phêrô. Cụ thể hơn là qua sách CDTĐ, những câu chuyện / nhân cách và hoạt động của Phaolo rất model với LM chúng ta hiện tại.

Vì những lý do và ý nghĩa nêu trên, bài giảng hôm nay sẽ dựa phần lớn vào sách CVTĐ để khám phá ra khuôn mặt vàng của Phaolo nhờ đó giúp anh em linh mục giáo phận chúng ta ngày một trở nên cộng tác viên đắc lực cho Đấng Phục Sinh theo gương thánh Phaolo.

Một con người đầy cá tính

* Đầu tiên ta gặp thấy Phaolo là khi Phaolo cầm áo cho những người hành quyết Thánh Stêphanô (CV 7,58) và “Saulo tán thành việc giết ông Stêphanô” (CV 8,1)..

– trong mắt Phaolo không thể có chuyện Têphanô làm rung chuyển / làm yếu đi thế độc tôn của Đền Thờ (Yêrusalem + giới tư tế), dù kinh nghiệm diaspora không cho phép Phaolo thường xuyên đến Đền Thờ để cầu nguyện. Ông hăng say đi hết nhà này đến nhà nọ bắt bỏ tù những kẻ tin theo Chúa Giêsu…

– Phaolo là con người hành động hơn là ngồi suy diễn/suy niệm…ông đã đến tận Damascus để làm công việc bách hại giáo hội.

– Nhiệt tình và quả cảm như thế lại là lợi khí cho việc sau này ngài tận tâm tận lực cho thực hiện ý / kế hoạch cứu độ của TC. Một khi nhận ra đâu là Đấng mà mình phải phụng thờ thì Ngài hoàn toàn vâng phục.

– Tính hăng hái/hung hăng thời trai trẻ lập tức bị khuất phục bởi người dẫn ngài vào thành sau cú ngã…ngài chờ đợi điều sẽ xảy đến tiếp cho mình khi gặp được Anania. TC nói với Anania người ông sẽ được gặp sẽ là dụng cụ Ta chọn, hãy chuẩn bị thật tốt để cậu ta có thể mang danh Ta đến các dân và vua chúa và cả cho chính người Do Thái, đồng hương, đồng chủng.

– Tìm hiểu kỹ con người Phaolo ta thấy Ngài là người thông tuệ/ý chí kiên cường / nhưng không duy ý chí / sẵn sàng chống lại phù thủy (Cv 13,4-12); từ bỏ chuyện được coi là thần (Cv 14,15…)

– Bực mình vì cô gái nộ lệ đi theo quấy rầy, ngài đã đuổi quỷ ra khỏi cô này gây chấn động ở Philipphê / khiến được giải thoát khỏi tù…

– Bất chấp tính mạng bị đe dọa (20,23) / hãnh diện vì được nói lên sự thật (20,20.27).

– Sự thẳng thắn, can đảm…khiến Anania đánh vào miệng Phaolo (23,2)…cả nhà Phaolo hiểu / cảm thông và sẻ chia tinh thần can đảm vì Tin Mừng của CGS nơi Phaolo…/ nại quyền công dân Rôma (26,32).

Nêu bật cá tính của Phaolo như trên không nhằm mục đích cho ta thấy ý định của TC trong việc đặt nền cho Hội Thánh. Hội thánh cần những con người như Phaolo: mạnh mẽ / ca đảm dấn thân / thẳng thắn / ý thức nhân thân của mình / không dễ lùi bước trước nghịch cảnh / tận tình tìm kiếm sự thật dù phải trả giá …

Một người nhiệt thành mù quáng chỉ làm tôi cho một ý thức hệ, và sẽ thất bại vì sự lực chọn của mình, nhưng một người quả cảm, tin tưởng và phó thác vào tiếng gọi và sức mạnh của TC là một ứng viên lý tưởng cho sứ vụ linh mục ở bất cứ thời điểm nào.

Nhân cách của Phaolo rất cần cho linh mục giáo phận chúng ta: có sức mạnh đủ để tạo nên sức sống, đồng thời đủ can đảm để chết cho lý tưởng. Làm việc cật lực và kiên trì cũng là mẫu gương mà Phaolo để lại cho ta vì lợi ích của những người cộng sự với mình (Cv 18,3).

Một con người cầu nguyện

Công vụ TĐ không chỉ nhấn mạnh đến những hoạt động của Phaolo, mà còn cho thấy ngài là con người của cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của ngài có căn nguyên là một tín đồ mộ đạo Do Thái, được nuôi dạy trong môi trường của phái Pharisêu như chính ngài đã đề cập đến trong Gal 1,14.

Liền sau khi ngã ngựa ngài được dẫn tới nhà một môn đệ để ăn chay và cầu nguyện (9,9). Ăn chay trong đạo Do Thái nói lên nỗi buồn/hối tiếc và sám hối sâu xa về hành vi sai trái của mình dể sau đó được thanh tẩy và bắt đầu lao vào làm chứng rằng CGS thật sự là Đấng Thiên Sai (9,22).

Gương cầu nguyện và lòng nhiệt thành trong hoạt động vẫn còn nguyên giá trị đối với hàng linh mục hiện nay. Cầu nguyện cá nhân & cộng đoàn được rút tỉa qua những mùa và chu kỳ mừng lễ trong năm phụng vụ.

Sau khi cùng với Banaba hoàn thành việc cứu trợ do nạn đói ở Antiôkia Phaolo gia nhập vào nhóm “các ngôn sứ và thầy dạy” như Simon Niger/Lucius thánh Cyrênê, và Manaen (13,1) để cầu nguyện/ăn chay/chờ đợi Thánh Thần trao cho công việc mới. Việc cầu nguyện, ăn chay và đặt tay của các kỳ mục trên Phaolo và Banaba giúp các ông lại hăng say xuống tàu đi đến Chypre (13,4) để truyền giáo. Rõ ràng việc cầu nguyện là bước khởi đầu cho hoạt động của Phaolo !

Dấu ấn của Thánh Thần TC / sự mở lòng đón nhận sự soi sáng của Thánh Thần là điểm son của trường phái Pharisêu chứ không chỉ có lề luật / khác với trường phái tư tế Sađucêô. Cv 16,6-8 cho thấy Phaolo sẵn lòng nghe theo sự chỉ dẫn của Thánh Thần không rao giảng Lời Chúa ở Asia. Đời sống cầu nguyện của Phaolo không cho phép đóng khung nơi các câu chữ mà giúp mở lòng đón nhận ý muốn của TC, mặc dù đó là những chữ thánh và rất truyền thống !

Phaolo không những cầu nguyện riêng/ngài còn đều đặn gia nhập vào các nhóm/cộng đoàn mỗi khi có dịp đến một đền thờ nào đó trên hành trình truyền giáo. Chẳng hạn như khi đến Philipphê, ngài tìm một nơi gần dòng sông để khởi xướng việc cầu nguyện ngày Sabát 16,13.

Nhờ cầu nguyện, Phaolo đã được xuất thần đến 3 lần:

* 16,9: tại Troa Alexandre / cho biết Phaolo phải đến Macêdonia để truyền giáo.

* 18,9: tại Côrintô: “Ban đêm, Chúa bảo Phaolo: Đừng sợ, cứ nói đi đừng làm thinh…”

* 23,11: Một đêm tại Yêrusalem: “Hãy vững lòng. Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Yêrusalem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rôma nữa.”

Phaolo khẳng khái và ý thức TC của tổ phụ ngài là tất cả nên đã mạnh dạn tuyên xưng trước tổng trấn Rôma là Felix, 24,14-16: “Tôi xin công nhận với Ngài điều này là tôi phụng thờ TC của cha ông chúng tôi theo Đạo mà họ gọi là bè phái; tôi tin mọi điều chép trong sách Luật Môsê và các sách Ngôn sứ. Tôi đặt nơi TC niềm hy vọng này như chính họ cũng hy vọng là người lành kẻ dữ sẽ sống lại…”

Gương cầu nguyện của Phaolo là động lực và trọng điểm cho đời hoạt động của Ngài và cho linh mục giáo phận chúng ta hôm nay.

Thành viên của cộng đoàn

Dù cá nhân mình có ảnh hưởng lên GH sơ khai và toàn bộ lịch sử Kitôgiáo thế nào, Phaolo cũng không xếp hàng một mình. Ngài nhập đoàn môn đệ của Chúa GS do chính lời mời của Annania và việc đặt tay của các kỳ mục, nói lên sự can thiệp đặc biệt của Chúa Thánh Thần trong chính sứ vụ của mình…

Ngày nghỉ lễ Phaolo đều đặn đến cầu nguyện tại hội đường với mọi người, giảng cho họ về sự sống lại của CGS: tại Damas 9,20/tại Iconium 14,1/tại Cor. 18,5: “Khi ông Sila và ông Timôthê từ Makêđonia xuống thì ông Phaolo chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do Thái biết rằng ĐGS chính là Đấng Ki-tô.”/tại Êphêsô 18,19 & 19,8.

Barnaba đã giới thiệu Phaolo với các TĐ ở Yerusalem sau biến cố Damas, và chính các vị lãnh đạo cộng đoàn đã gởi Phaolo đến Tarse tránh nguy hiểm; cũng chính họ sai Banaba đưa Phaolo về. Chính tại Antiôkia mà Phaolo cùng cộng đoàn ở đó được gọi là Kitô-hữu 11,26.

Cùng Banaba, Phaolo ở trong một đội cứu trợ nạn nhân đói/lo cho những người Do Thái sống tản mác – diaspora – không cô độc, có đôi….

Vấn đề mấu chốt của GH sơ khai là sự ràng buộc của luật Môsê. Chính Phaolo và Banaba được phái lên Yêrusalem để điều tra/ tìm hiểu chuyện có cắt bì hay không đối với Kitô-hữu không phải gốc Do Thái theo đạo 15,2/rồi được phái đi Antiôkia để tìm hiểu tiếp v/đ, chuẩn bị cho công nghị đầu tiên 15,23.

Phaolo đã lưu tại nhà 2 ông bà Aquila-Priscilla ở Côrintô / vượt qua biên giới giống nòi Phaolo (+Syla) đến ở nhà bà Lydya để làm công việc Chúa giáo phó / hoặc chấp nhận sự đón tiếp của mấy bà nhà giàu ở Thêsalônica 17,4 / ở Beroea 17,12.

Tóm lại, CVTĐ luôn cho ta thấy Phaolo (+Banaba+Silva) không bao giờ hành động độc lập, tất cả công việc của Phaolo đều do quyết định và can thiệp của cộng đoàn. Mẫu làm việc của linh mục giáo phận: cộng tác với người khác/đàn ông cũng như đàn bà vì lợi ích của Tin Mừng.

Chứng nhân cho Đấng Phục Sinh

Sau khi bị quật ngã trên đường Damas, Phaolo đã phần nào nhận ra ý muốn của TC là biến ông thành dụng cụ rao giảng Tin Mừng cho mọi dân và cho chính con cái Israen: “Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang Danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và dân Israen” 9,15.

– Ban đầu sứ điệp được ông trình bày là “Lời Thiên Chúa”: Đến Salamin, hai ông (+Banaba) loan báo lời Thiên Chúa trong các hội đường Do Thái…Thống đốc Xec-ghi-ô Phaolo cho mời ông Banaba và ông Saulo đến và ước ao được nghe lời TC” 13,5.7 / 15,25: “Còn ông Phaolo và ông Banaba thì ở lại Antiokia, cùng với nhiều người khác, hai ông giảng dạy và loan báo Tin Mừng Lời Chúa.”

– Tiếp đến việc loan báo sứ điệp lời TC được coi như một sự khích lệ, khuyên nhủ: “ Sau khi đọc phần sách Luật và sách Các Ngôn sứ, các trưởng hội đường cho người đến nói với 2 ông: “Thưa anh em,nếu anh em muốn khuyên nhủ dân điều gì, xin cứ nói” 13,15.

– Lời TC = hoàn tất lời TC hứa xưa: “Chúng tôi xin loan báo cho anh em TM này: điều TC hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Yêsu sống lại…” 13,32.

– Lời TC là chính con người Đức Yêsu Kitô: 18,5.

– là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần / là Nước TC: 19,4: “Ông Gioan là một phép Rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức lả CGS / 19,8: “Ông Phaolo vào hội đường, và trong vòng 3 tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước TC và cố gắng thuyết phục họ”.

Không cần thêm gì nữa, rõ ràng đây cũng chính là những đề tài trong các bài giảng lễ hằng ngày của linh mục chúng ta.

Tuy nhiên trọng tâm của “Phaolo chứng nhân” được xác định ngay lần gặp gỡ Chúa đầu tiên: “Ngài là ai ? – Ta là Yêsu mà ngươi đang…” 9,5., một Đức Yêsu chiến thắng sự chết và tội lỗi, là Đấng đã phục sinh.

Khi phải đương đầu/tranh luận với thượng tế/ kinh sư/nhà cầm quyền, Phaolo luôn nói tới niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Đây không chỉ là đức tin mà còn là phương pháp để chia cách giữa Pharisêu và Saduceô.

Một cách nào đó ngài có bị thất bại ít nhiều ở Athena trước hội đồng Aeropago, nhưng vẫn giữ lập trường rao giảng: TC đã làm cho ĐGS “sống lại từ trong cõi chết” 17,22-31. Đó là tất cả những gì mà TC muốn cho Phaolo phải minh chứng / cả đời ngài là để phục vụ cho niềm tin vào Đấng Phúc Sinh.

Là linh mục giáo phận, lời giảng-đức tin-sự hy sinh của Phaolo phải là trọng tâm cho công việc mục vụ của mình.

Tác nhân của hoán cải và thay đổi

Đi tới đâu trước tiên Phaolo và Banaba cũng vào hội đường để gặp gỡ/đọc sách thánh/giảng dạy/tranh luận về đức tin với dân chúng. Có khi lời giảng gây scandal như vừa trình bày trên đây: “để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông…”/phải kiên nhẫn / lặp đi lặp lại / mất thời gian lâu mới có thể thuyết phục người nghe về giáo lý để từ đó mới chịu hoán cải.

+ 13,38: “Chính nhờ Đấng ấy mà ơn tha thội được loan báo cho anh em; và trong khi anh em không thể được giải thoát khỏi tội lỗi mà trở nên công chính nhờ tuân giữ luật Môsê, thì nhờ Người, mọi kẻ tin đều được nên công chính.”

– Cắt bì & dâng của lễ được Phaolo hướng đến việc từ bỏ tà thần/ngẫu tượng / kiêng ăn tiết, loài vật không cắt tiết và gian dâm, 15,29. Dĩ nhiên đây là những việc không dễ dàng chút nào – dù cả người thời đại hôm nay – nhưng đó là điều Phaolo mong sẽ thay đổi não trạng của thính giả.

– 20,21: Ngay cả với người lớn tuổi/kỳ mục ở Milito, Phaolo cũng không ngại nhắc lại hành động sám hối là căn bản để có thể tin vào CGS KT: “Tôi đã khuyến cáo cả người Do Thái lẫn người Hy Lạp phải trở về với TC, và tin vào ĐGS, Chúa chúng ta.”

– Có khi Phaolo chịu ngồi tù / dù đút lót có thể được thả / để làm chứng cho công lý và sự tự chế. Khi bị giam ở Xedare, Phêlích chờ Phaolo đút lót để được tha, nhưng Phaolo vẫn chịu tù 2 năm trước khi được thả 24,28.

– Phaolo liên lỷ nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm trí/não trạng của thính giả theo ý Chúa 26,16.20: “Nhưng ngươi hãy chỗi dậy, đứng thẳng lên. Ta hiện ra với ngươi là để chọn ngươi làm đầy tớ và làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy, cũng như những điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết…Tôi đã rao giảng trước hết cho những người ở Đamas, rồi cho người ở Yêrusalem và trong khắp miền Yuđê, sau đó cho các dân ngoại, kêu gọi họ sám hối và trở về cùng TC, đồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn sám hối.”

– Vì đổi thay cũng cần thời gian nên Phaolo và đồng sự phải lưu lại lâu tại bất cứ cộng đoàn nào được thiết lập, chẳng hạn: ba tuần ở Thessalonica 17,2/1năm rưỡi ở Cor. 18,11/3 tháng trong hội đường Êphêsô 19,8/2 năm tròn ở Tyrannus gần vịnh Ephêsô 19,10/2 năm ở Cêsarê 24,29/ và 2 năm ở Rôma 28,3.

– Cuộc đời truyền giáo của Phaolo gặp không ít khó khăn, đe dọa….Phaolo bằng lòng chấp nhận vì tiếng gọi làm tác nhân của sự hoán cải. Đây cũng là cách định hình cho sứ vụ của linh mục giáo phận: thời gian khá lâu lưu lại làm việc trong 1 giáo xứ là thời gian người linh mục phải làm sao thay đổi cách nghĩ/cách hành động của xứ đạo mình…

Người phục vụ cộng đoàn

Phục vụ cộng đoàn đức tin vào CGS là hình tượng mà sách CVTĐ xây nên nơi con người Phaolo. Ngài cùng Banaba ở Derbe là thí thí dụ điển hình, !4,12: “Sau khi loan báo TM cho thành ấy (Derbe) và nhận khá nhiều người làm môn đệ, hai ông trở lại Lystra, Iconio và Antiokia.” Phaolo rất thành công trong việc làm cho các cộng đoàn lớn mạnh về đức tin về phương diện lượng cũng như phẩm: “Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin…” 14,22.

            – Chỉ định / thu phục các kỳ mục để họ trở thành giềng mối giữ vững giáo đoàn được thành lập là điểm son của Phaolo trong cung cách mục vụ của mình: “Trong mỗi HT, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin” 14,24.

            – Thắng lợi của Phaolo và Banaba mang về Antiokia sau CĐ Yêrusalem – về v/đ dân ngoại và việc giữ luật Môsê là một minh chứng nổi bật khác cho tinh thần phục vụ cộng đoàn của Phaolo, 16,15….(đem TK theo để đọc các câu này).

            – Có thể đọc thêm 20,17-38.

            – Các cộng đoàn (giáo hội địa phương) được phục vụ và lớn mạnh – theo cung cách của Phaolo – đều có sự tham dự của người giàu/người có thế giá lẫn người nghèo. Phaolo đón tiếp các thành viên hội đồng ở Beroe, 17,12: “Nhiều người trong nhóm họ tin theo; về phía người Hy Lạp, cũng có nhiều phụ nữ thượng lưu và nhiều đàn ông cũng tin theo.” Hoặc ở Athene 17,34…

            + Phaolo vẫn là mẫu gươngđộc nhất vô nhị cho mọi linh mục giáo phận:

–         Khi thi hành sứ mệnh truyền giáo, ngài kết nối các thành phần trong cộng đoàn.

–         Khi sống/lưu lại với họ ngài giúp họ đào sâu đức tin vào CGS.

–         Khi thấy tốt đẹp, sẵn sàng giao lại cho những người đi sau thay thế ngài.

–         Đó là điều mà các linh mục giáo phận khi làm việc tại xứ hoặc phải đổi xứ !

Người lữ hành trong đau khổ

– Sự cố chấp và thiển cận của những người Athena ở Aeropago được coi như là một thất bại của Phaolo trên hành trình truyền giáo, 17,32 / bị ném đá ở Lystra, 14,19 / bị đánh nhừ tử rồi tống ngục ở Philipphê, 16,23 / không có binh sĩ Rôma can thiệp thì người Yêrusalem đã ném đá Phaolo, 21,30-32 / lời thề độc của người Do Thái liên quan đến tính mạng của Phaolo: “Sáng ngày ra, người Do Thái âm mưu với nhau. Họ thề độc là sẽ không ăn không uống, bao lâu chưa giết được Phaolo” 23,12…Tất cả những sự việc vừa nêu cho thấy Phaolo luôn luôn bị áp lực nguy hiểm đến tính mạng khi thi hành sứ vụ. Là con người – nhất là con người say mê cho một lý tưởng cao đẹp – lẽ nào lại không cảm nhận được nỗi đau này !

– Chưa hết ! Người Do Thái xúi giục các phụ nữ thượng lưu ở Athena ngược đãi/trục xuất Phaolo, 13,50 vì họ ghen với sự thành công của ngài. Khi sang Iconium các ngài lại bị tấn công/bịmưu toan ném đá, 14,5. Dù vậy, hai ông vẫn âm thầm trở lại Lystra/Iconium/Aantiokia 14,21. TRỞ LẠI chứ không bỏ cuộc ! “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới vào được nước TC” 14,22.

– Một lần nữa Phaolo là model cho các linh mục GP chúng ta. Một linh mục khó lòng trở lại nơi đã có sự cãi vả / tranh chấp với một số người ác ý / với một hội đồng giáo xứ hay sinh sự sự sinh. Nhưng Phaolo thì khác. Ngài coi tất cả mọi người / mọi giáo đoàn ngài đã đi qua là “cổng” (portal) vào Nước TC! Dù phải đi sang một nơi khác, ngài vẫn ấp ủ rằng sẽ có ngày trở về thăm họ. Có khi bị dằn xé nên ở hay nên đi, lo lắng người đến sau có làm tốt những gì mình đã gầy dựng hay không. Tinh thần nghèo khó lúc này cần cho Phaolo cũng như cho mọi linh mục giáo phận: Đi hay ở / ai thay mình / không quan trọng cho bằng làm sao khi mình đi rồi đoàn chiên/giáo xứ vẫn trưởng thành.

– Đời linh mục mà không có căng thẳng / chống đối cách này cách kia thì sẽ không dẫn đến Nước TC.

Kết:

            * Nhân cách/tài năng/di sản của Phaolo là độc nhất vô nhị trong lịch sử Kitôgiáo.

            * Ngài sánh đôi xứng tầm với Phêrô / người môn đệ số 1 của CGS.

            * Cái bóng của CGS phủ khắp Phaolo trong công cuộc loan truyền LỜI TC.

            * Cái bóng của Phaolo cũng bao phủ trên mọi thế hệ lãnh đạo và rao giảng TM Chúa GS.

            * Những đóng góp của Phaolo cho GH là khuôn mẫu hình thành một loại linh mục mục tử, cần cho việc canh tân/Phúc Âm Hóa linh mục hôm nay.

            Cuối sách CVTĐ 28,30 cho ta biết : “Suốt 2 năm tròn, ông Phaolo ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông.” Quả thực, Ngài mẫu mực tuyệt hảo (paragon) mà linh mục giáo phận cần suy nghĩ/bắt chước dù khi mình về hưu nữa !

 

+++

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply