Bài IV:
PHÚC ÂM HÓA TRONG VIỆC CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ
SỨ VỤ TƯ TẾ
(GIẢNG TĨNH TÂM NĂM CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2014
10 – 14/03/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ GP
Phaolô Đoàn Quang Dân – Lm. Quản Xứ Trà Kiệu)
Hôm nay con mời quí Cha nghe con trình bày về đề tài thứ tư……./ bài này con dựa vào bài viết của cha Sylvester D. Ryan.
- Linh mục và Bàn tiệc Thánh Thể
1. Tin mừng Lc 9,12-17
“Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên ĐGS thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” ĐGS bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông dân này.” Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. ĐGS nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Các môn đệ làm ý như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. Bấy giờ ĐGS cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.”
Trong Thánh kinh, bàn tiệc đầy thức ăn và rượu ngon là dấu chỉ của thời cứu độ. Sau chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của các môn đệ, các ông đã được trải nghiệm một thời đại phong nhiêu bằng việc chứng kiến/thưởng thức phép lạ CGS hóa bánh ra nhiều.
Điều đáng chú ý là những phép lạ hóa bánh ra nhiều trong Tin Mừng Thánh Luca là để hướng về việc thành lập Phép Thánh Thể / là nguồn gốc của BTTT trong Tân Ước. (Eugene LaVerdiere, Dining in the Kingdom of God, 1994).
Các môn đệ thì muốn giải tán dân đang tập trung nghe CGS giảng đạo. Họ cũng thừa biết mình không thể nuôi dân. “Anh em hãy cho họ ăn” là điều bất lực đối với họ, bỗng chốc họ hiểu được sự nghèo nàn của chính mình. Họ không thể có đủ thức ăn cho mình huống hồ là cho dân ăn theo ý Chúa muốn. Họ phải cậy vào thức ăn nào đó từ CGS. Lại nữa, dù Chúa có hóa bánh ra nhiều, Ngài cũng nhờ các môn đệ phân phát.
Môn đệ là người phải trở thành “đầy tớ phục vụ kẻ đói ăn.” Chức tư tế hiện hữu vì lợi ích của GH, cho dân Chúa. Yếu tính của mọi quyền lãnh đạo là “người hấu bàn”/kẻ giúp việc bàn ăn. Thánh Phaolo nói thật rõ trong 1Cor 4,12: “Chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Kitô, những người quản lý các mầu nhiệm của TC.”
Trong bữa Tiệc Ly, CGS đã tinh tế nối kết vai trò đầy tớ với Thánh Thể một cách không thể thay đổi được. Ngài thực hiện việc rửa chân trước khi lập phép Thánh Thể:
“Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy
là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh
em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em,
để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”
Bí tích Thánh Thể là trung tâm của mọi sinh hoạt trong GH. Chúng ta đều ý thức vị trí độc tôn của BT này trong các văn bản của Vatican II về PV. Là LM, đặc biệt là các LM đang thi hành sứ vụ mục tử giữa đoàn chiên, chúng ta gắn kết một cách thâm sâu và vững bền với Thánh Thể Chúa GS. Chúng ta chịu chức để hành động nhân danh CGS, chủ tọa bàn tiệc Thánh Thể, kết nối cộng đoàn bằng bữa Tiệc Thánh Thể, để vừa tưởng nhớ đến Đấng đã chịu chết và sống lại vì chúng ta.
Khi Hiến chế PV trình bày những cách thế hiện diện của CGS, thì Hiến Chế bắt đầu bằng sự hiện diện của linh mục và hình bánh-rượu: “ “CGS hằng hiện diện trong Hội Thánh của Ngài, cách đặc biệt khi HT cử hành PV. Ngài hiện diện thực sự trong hy tế Thánh Thể trong nhân thân của vị chủ sự, “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục” PV số 7.
Hằng ngày, nhất là Chúa Nhật, lễ trọng, các LM không chỉ cử hành hy tế TT cùng với tín hữu mà các ngài còn phải “nuôi cả đám đông” nữa. Nuôi bằng gì và bằng cách nào ?
+ Bằng mời gọi tín hữu đến để cùng nhau/cùng Chúa GS cầu nguyện với Chúa Cha.
+ Bằng LỜI CHÚA, Lời nuôi dưỡng đức tin và củng cố đức cậy.
+ Bằng Thánh Thể – Thịt và Máu Chúa GS – thông chia chén sự sống / tình yêu và con người của Chúa GS.
2. Là chủ sự trong mọi hành vi thờ phượng của cộng đoàn, LM phải làm thế nào để dẫn cộng đoàn tới tận suối nguồn và chóp đỉnh của ơn sủng bí tích mà chính mình đã cảm nghiệm từ trước. Nói cách khác, linh mục chẳng bao giờ là linh mục đúng nghĩa nếu LM đó chưa đưa cộng đoàn đến gặp gỡ và kết hợp thân tình với Chúa GS phục sinh trong nhiệm tích Thánh Thể. Điều này đòi hỏi LM phải là người có lòng sùng mộ cũng như tiếp xúc thân tình với Chúa GS Thánh Thể / và khi cử hành BT này với tâm tình và ý hướng đó, LM mới có thể có cái để “phân phát” để “cho họ ăn” được.
Khi LM đọc lời truyền phép…..ngài đọc lại Lời của CGS xưa và hành động nhân danh Chúa Kitô: “Anh em hãy cầm….” đồng thời những lời ấy cũng phải biến thành của riêng mình: này là mình ta,….máu ta…mình máu ấy cũng phải là mình máu của chính người linh mục nữa. Ta nhớ lại lời CGS người mục tử nhân lành phải hiến mạng sống (thân mình-máu thịt) vì đàn chiên, phải nuôi họ bằng bất cứ giá nào, dù giá ấy là giá máu. Khi LM phải đối diện với hàng ngàn người đói ăn, ngài cảm thấy bất lực và bất an trước kho lương thực ít ỏi của mình, nhưng Chúa sẽ dùng những thứ ít ỏi đó để biến đổi, trao lại cho LM để LM chia sẻ cho cộng đoàn.
Thánh Thể CGS là chiếc neo giữ chắc và làm cho Năm phụng vụ được sinh động. Chính khi cử hành Mùa Vọng/Giáng Sinh/Chay/Phục sinh/Thường niên qua chóp đỉnh của mầu nhiệm Thánh Thể sẽ làm mới thêm, sẽ “hóa”, sẽ củng cố niềm tin vào những điều ta chưa thể thấy, chưa thể cảm nghiệm hết và còn phải đợi mong ở đời này. Các mầu nhiệm về sự sống / đau khổ / cái chết và sự sống lại của Chúa GS sẽ giúp chúng ta ngày một hiểu rõ hơn Chúa GS và Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong và qua lịch sử nhân loại.
Phép Thánh Thể làm nên Hội Thánh và Hội Thánh làm nên Thánh Thể. Là LM, chúng ta là đầy tớ của mầu nhiệm Thánh Thể. Phép TT nuôi dưỡng và kết nối Lm chúng ta với Chúa Giêsu và với Hội Thánh mà không gì có thể thay thế được.
- Từ Bàn Tiệc Thánh Thể đến Bác Ái Mục Vụ
* Tin Mừng Lc 9,1: “Đức Giêsu tập hợp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa lành các bệnh nhân.”
* CGS tập hợp nhóm 12, một nhóm riêng biệt và đặc biệt và trao cho họ sứ vụ: săn sóc dân của Ngài. Săn sóc trước tiên là “cho họ ăn” (Thánh Thể) sau đó là giảng dạy / chữa lành và đưa họ đến cùng Chúa Cha.
Có một liên hệ hữu cơ giữa sứ vụ của các TĐ và của linh mục / đặc biệt là LM coi sóc xứ đạo như chúng ta.
“Nguyên lý nội tại, sức mạnh hướng dẫn và làm cho đời sống linh mục trở nên sinh động, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, là đầu, và là mục tử đó chính là đức ái mục vụ” (Pastores dobo vobis, số 45).
* Chính đức ái này giúp LM cư xử hòa nhã, rộng lượng…lôi cuốn người khác đến với Chúa GS là “Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Một LM có trái tin nhân từ sẽ giúp ngài vươn xa hơn đến những người gặp đau khổ, lo âu, bệnh tình nơi thể xác và tâm hồn, cả với người bị bỏ rơi. “Cho họ ăn” không còn là bánh/cá nữa mà là sự phong phú của tình yêu phát xuất từ con tim LM: đó là đức ái mục vụ = đức ái của người mục tử, vì tình yêu là tự nó có một quyền lực, ta gọi là power of love.
(Kể vài trường hợp đáng tiếc của một số Lm. quan liêu/nóng nảy/coi trời bằng vung….)
* Đức ái mục vụ không chỉ được hình thành / nuôi dưỡng bằng tương quan giữa LM với CGS mục tử mà còn phải được hình thành trong mối tương giao giữa GM và các anh em LM trong GP: “Chức LM thừa tác có cội rễ là cộng đoàn và chỉ được thực thi như là công việc của một tập thể” (số 17).
(Tại những nước mà hiện nay đang gặp khủng hoảng về sự giảm sút ơn gọi LM nhưng lại gia tăng nhân số trong giáo xứ vì di dân thì việc cộng tác giữa linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân lại có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy sự cộng tác của các linh mục theo sứ vụ, được mệnh danh là hành động chia sẻ căn tính linh mục của Chúa GS là một việc làm mang tính khẩn thiết. Không linh mục nào độc quyền trong sứ vụ mình nhận lãnh).
(Còn với giáo hội như giáo hội VN hiện tại, ơn gọi linh mục, tu sĩ xem chừng có phần gia tăng, nhưng con số tín hữu có phần giảm sút, các linh mục lại được giáo dân ưu ái…thì việc chia sẻ, cộng tác của chúng ta xem ra đi ngược lại căn tính của chức linh mục: mỗi linh mục muốn nắm giữ cho riêng mình những đặc quyền đặc lợi của giáo dân mình coi sóc, không quan tâm đến công việc của tập thể giáo hội, cụ thể là giáo phận, gọi là collective works).
* Một thực tế nữa – cũng tương tự như những thực tế vừa nói ở trên – là linh mục, chúng ta chịu chức tại giáo hội địa phương (giáo phận), chúng ta cùng với giám mục thực thi sứ vụ mình dưới quyền lãnh đạo của giám mục, chúng ta phải có trách nhiệm phục vụ giáo phận, phải để tâm làm cho giáo phận mình đang sống tiến triển tốt đẹp. Các linh mục tu sĩ nhập tịch lắm khi làm việc nhưng mối quan tâm và tinh thần dấn thân lại ở ngoải giáo phận, điều này vô hình trung khiến cho nhiệt tình dấn thân bị phân chia…Tôi làm việc vì lợi ích của ai: hội dòng tôi hay giáo phận tôi đang sống ?
“Linh mục cần phải ý thức rằng sự hiện diện của mình tại một giáo hội
địa phương tự bản chất chính là cuộc sống làm Kitô-hữu của chính
linh mục đó. Khi nhận thức được điều này, linh mục mới toàn tâm toàn ý
hoạt động mục vụ và kiện toàn đời sống thiêng liêng của chính mình”
(Pastores dabo vobis, 16)
Sau khi đọc sách ngôn sứ Isaia 61, CGS đã khiến thính giả ngạc nhiên: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Thánh Kinh mà tai quí vị vừa nghe” (Lc 4,14). Chúa muốn ta hiểu Ngài muốn nói rằng nhân tính của Ngài là dụng cụ đem ơn cứu độ cho con người. Thư Do Thái 5,1-10 khai triển cách thâm thúy sứ mạng nơi con người CGS:
“Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với TC, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối; mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được TC gọi, như ông A-ha-ron đã được gọi. Cũng vậy, không phải Đức Kitô đã tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác: Muôn thuở, Con là Thượng tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê. Khi còn sống kiếp phàm nhân, ĐGS đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con TC, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, vì Người đã được TC tôn xưng là Thượng tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.”
Khi mang vào mình thân phận của con người, CGS phải chịu đau khổ thể lý lẫn kinh nghiệm bị bỏ rơi về tinh thần. Ngài cũng cười, khóc, vui, làm bạn, được yêu, nghỉ ngơi, ăn uống, làm việc vất vả. Ngài đối diện với sự dữ, chịu đựng đêm tối của tâm hồn…bị phản bội bởi một môn đệ thân tín. Ngài lớn lên đầy khôn ngoan, cùng với tuổi tác và ân sủng TC…
Giết-sê-ma-ni và Gol-go-tha không phải là những sân khấu cho những vở kịch mà là thực tại biến đổi nhân tính của CGS…để rồi nhờ sự phục sinh Ngài đạt tới sự sung mãn nhân tính nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Là linh mục, chúng ta phải nên đồng hình đồng dạng với CGS: “Dù là Con TC, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8).
Chính qua thử thách/khổ đau/sự thỏa mãn… trong đời linh mục – cách cá nhân cũng như tập thể, chúng ta mới trở nên nhu mì/ tử tế… và Chúa Thánh Thần mới có thể hoạt động hữu hiệu nơi chúng ta vì lợi ích của cộng đoàn/giáo hội.
Vì là con người, chúng ta tất cả đều sa ngã nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau. Qua tất cả những thăng trầm đó, chúng ta học biết cảm thông và trở nên những người bạn của giáo dân. Giáo dân mà ta phục vụ không nhìn linh mục có hoàn hảo hay không mà nhìn xem linh mục có nhu mì/khiêm tốn/ hiếu khách và giống Chúa Kitô hay không.
“Mỗi một linh mục đều là hiện thân của chính CGS…Nhờ ân sủng của bí tích truyền chức, và qua sự phục vụ người tín hữu được giao phó, người linh mục có cơ hội tốt hơn để theo đưổi con đường hoàn thiện của Chúa Giêsu tại nơi chốn mà mình được gởi đến” (PDV. 17).
* Kết:
LM chỉ có thể Phúc Âm hóa chính mình / người tín hữu…khi LM là hiện thân của Đức Kitô trong Phúc Âm mà ta đọc, suy, giảng …hằng ngày.
Nhiều lúc ta quên không để ý điều này nên ta khác Chúa Kitô chứ không phải là Chúa Kitô khác. Đây là trở ngại không nhỏ trên hành trình Phúc Âm hóa chính bản thân và Phúc Âm hóa người tín hữu.
Các cha nghĩ sao về lời nhận xét của một giáo dân trước 1975: “Linh mục ngày xưa là linh mục vàng dâng chén gỗ, còn linh mục ngày nay là linh mục gỗ dâng chén vàng !” ???…