Suy Niệm

BÀI VII: TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG và SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 20/10/2013

 BÀI VII/ Chiều Thứ Năm / 13/03

TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG

(Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần XIII/2013)

và

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 20/10/2013

 

+++

(GIẢNG TĨNH TÂM NĂM CHO LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2014

10 – 14/03/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ GP

Phaolô Đoàn Quang Dân – Lm. Quản Xứ Trà Kiệu)

 

I. TỪ NHỮNG Ý KIẾN

           

1. Ban Thư Ký Đại Hội “CÁC HỘI GIÁO HOÀNG TRUYỀN GIÁO” tại Rôma từ ngày 7-12/05/2012 đã tóm tắt một số các khủng hoảng của GH và việc Loan Báo Tin Mừng như sau:

            * Các gương mù về tình dục, gương mù tài chính

            * Các xung đột tôn giáo dẫn tới bạo lực

* Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

* Những người CG bỏ sang các GH thuộc phái Ngũ Tuần

* Các Hội GHTG được coi chỉ là cơ quan gây quỹ chứ không phả cơ quan truyền giáo

* Thiếu sự dấn thân của các ân nhân nên bị phái Ngũ Tuần lôi kéo, chỉ còn là CG trên danh nghĩa

* Coi tiền là Thượng Đế, theo thuyết vô thần nhiều hơn…

* Có thêm nhiều cơ quan truyền giáo khác bên cạnh Hội GHTG của chúng ta, nên khó cổ võ vai trò độc đáo của chúng ta hơn

* Phân phát tiền cho truyền giáo bị coi như là mua người có đạo

* Số người Phương Tây đi lễ ít, quyên góp giảm sút

* Linh mục phạm tội ấu dâm

* Nếp sống vật chất của linh mục, tu sĩ, giáo dân làm việc trong GH cao hơn nếp sống của dân chúng

* Không có sự hội nhập văn hóa trong Phụng vụ, khiến các GH Ngũ Tuần tăng số

* Các nhà thần học không biết truyền giáo, vì thế trên thực tế họ giảng dạy ngược lại truyền giáo (hết trích).

  1. Đức TGM Ấn Độ Thomas Menamparampil, SDB.:

Chính sự xói mòn đức tin và văn hóa sẽ kéo theo sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống các giá trị. Ngày nay không còn chuyện người giáo dân dựa dẫm vào sự trợ giúp của hàng giáo sĩ nữa. Toàn bộ kịch bản đã đổi thay. Hàng giáo sĩ sẽ không thể gây ảnh hưởng lên xã hội trừ phi người giáo dân đi trước tìm kiếm những ý tưởng và hành động đúng đắn; vấn đề không còn là việc chỉ quản trị giáo xứ mà phải làm thế nào để Tin Mừng tác động sâu rộng vào văn hóa”

 

3. Thư Thánh Phaolo TĐ gởi tín hữu Rôma 1,16b-17: Tin Mừng là sức mạnh của TC dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. Vì trong Tin Mừng sự công chính của TC được mặc khải, nhờ đức tin đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.”

II. ĐẾN THAO THỨC TÂN PHÚC ÂM HÓA CỦA GIÁO HỘI

           

Từ Đề Cương (Lineamenta) chuẩn bị THĐ, đến Tài Liệu làm việc của THĐ (Instrumentum laboris), cho thấy sự cấp bách phải TÂN PHÚC ÂM HÓA: “…Hội Thánh hôm nay đang đáp lại ơn gọi cơ bản của mình là rao giảng Tin Mừng…..nhấn mạnh đến tính cấp bách về cách thức đánh giá các nguồn lực của mình để đáp ứng những thách thức của thời đại hôm nay và tránh mọi nguy cơ phân tán năng lượng hay xé lẻ các cố gắng.” (Instrumentum laboris, 4).

A. Khởi đi từ Đức Tin

            1. Loan báo TM / Phúc âm hóa phát xuất từ đức tin. Đức tin là một ân huệ nhưng không mà TC cho ta để ta được tham dự vào sự sống của Người. Đức tin phải được cụ thể hóa bằng hành vi đáp trả: sự đáp trả này bao gồm hành vi cá nhân và cộng đoàn ta gọi là sự đáp trả cá vị và liên vị.

            2. Đức tin cũng cần thiết phải được chia sẻ, nếu không Kitô hữu sẽ bị “cô lập, cằn cỗi, bệnh hoạn”. Nói như Đức GH Bênêđitô, đức tin là “dấu chỉ rõ ràng về sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội.”

            3. Nhờ sống đức tin trong đức ái mà chúng ta có khả năng để chia sẻ, thông truyền sự sống của Chúa cho anh chị em.

            4. Ta không thể nào loan báo TM nếu ta không tin TC là Đấng Cứu Độ, làm cho con người được sống. Định mệnh cuối cùng của mỗi người là được ở trong TC.

            5. Khi chia sẻ, thông truyền đức tin ta sẽ gặp không ít khó khăn:

            – Bên trong: + ta không nghĩ đến, tâm thức “đạo ai nấy giữ…”

                                 + ngần ngại, thiếu can đảm tuyên xưng đức tin

(Ví dụ câu hát: “Con làm dấu hằng ngày, con làm dấu một đời, khắc ghi TY Ba Ngôi TC trong trái tim con………(nhưng)……bao lần con quên Chúa khi con vô ý hay thờ ơ. Bao phen con ngại ngần lúc làm dấu tuyên xưng niềm tin” (Lê Đức Hùng).

 

 

– Bên ngoài:  + nhiều người dửng dưng với đức tin

                   + không mấy thiện cảm

                   + chống báng

B. Mở rộng “biên cương của Đức Tin” của việc truyền giáo / và những bất cập

1. Đặc tính của truyền giáo là làm sao để cho TM xâm nhập/thấm nhập vào mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Trước tiên là đời sống của từng Kitô hữu, sau là đời sống của xã hội, của mọi nền văn hóa. Từ lâu nay truyền giáo mang tính ứng phó hơn là một quyết tâm/kế hoạch dài hạn, vĩ mô. Nói cách khác là thiếu tầm nhìn.

(Đơn cử GH Hàn Quốc: từ cả chúc năm nay đưa người sang Âu Châu học làm phim, làm đạo diễn để về làm phim đạo loan báo TM / mỗi tín hữu / mỗi gia đình CG kết thân với 1 người lương, một gia đình chưa tin…/nhà cầu nguyện nhỏ rải rác hơn là nhà thờ đồ sộ…)

2. Thiếu kiên quyết, “bán đồ nhi phế”

3. Thiếu tính tổ chức, mạnh ai nấy làm, bệnh thành tích…

C. Trở ngại của việc LBTM

1. Bên trong cộng đoàn GH: – Không còn nhiệt tình/niềm vui/sự can đảm dấn thân…

                                                – Không được bồi dưỡng thêm về giáo lý

                                                – Văn hóa sự chết cuốn hút quá mạnh

2. Bên ngoài:                         LBTM bị coi như chiêu mộ tín đồ/xâm phạm tự do…về v/đ này Đức Phaolô VI giải thích: “Sẽ là một sai lầm khi áp đặt bất cứ điều gì lên lương tâm của anh chị em chúng ta. Nhưng sẽ là điều hoàn toàn khác khi đề nghị cho lương tâm này chân lý của TM và ơn cứu độ trong CGSKT cách hoàn toàn trong sáng và trong sự tôn trọng trọn vẹn những chọn lựa tự do mà họ thức hiện…đó là một kính trọng đối với tự do này” (Evangelii nuntiandi, 80).

3. Những sáng kiến giúp giải tỏa khó khăn

a. Thành lập “Sân Chơi Dân Ngoại”

Sân Chơi Dân Ngoại và Văn hóa hợp pháp 
Vatican City (VIS) – Sáng ngày 20 tháng Ba, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức cuộc họp báo để giới thiệu cuộc ra mắt “Sân Chơi Dân Ngoại (Courtyard of the Gentiles)” ở Palermo, một sáng kiến của Hội đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa nhằm mục đích thúc đẩy đối thoại giữa các tín hữu và người ngoại về những vấn đề trọng đại phải đối mặt trong thế giới hiện đại.
Sau Bologna, Paris, Bucharest, Florence, Rome và Tirana, Sân Chơi Dân Ngoại được chuyển đến Sicily, nơi mà theo một thông báo của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh các tín hữu và người ngoại phải đối mặt với “một thách đố quan trọng: hưởng ứng một nền văn hóa đối thoại và hợp pháp, bắt nguồn từ truyền thống đa tôn giáo và đa văn hóa tuyệt vời của Sicily, đối lại tình trạng vô văn hóa của tội phạm có tổ chức, và mở ra những chiếc cầu đối thoại bằng việc thức tỉnh vốn đang khuấy động xã hội Ả Rập trên bờ biển Đông Nam Địa Trung Hải.
Sự kiện này sẽ bắt đầu ở Nhà thờ chính tòa Monreale vào ngày 29 tháng Ba với buổi nói chuyện của Đức Hồng Y Ravasi về “Văn hóa, Xã hội và Đức tin”. Đức Hồng Y Ravasi tuyên bố: “Sự hiện diện của ‘Sân Chơi’ ở Sicily là một diễn đạt mong muốn chính thức khởi động lại sự dấn thân của Giáo Hội chống lại sự bất hợp pháp và bất kỳ sự suy đồi nào của pháp luật”.

Các khía cạnh khác của sáng kiến này bao gồm “Sân Chơi Kể Chuyện” cho sinh viên đại học, sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng Ba tại chi nhánh Palermo của Đại học LUMSA, và “Sân chơi trẻ em” dành cho cậu trai và cô gái địa phương, được tổ chức ở tiền sảnh Nhà thờ Chính tòa Palermo vào tối 30 tháng Ba.
Lã Thụ Nhân, 21/3/2012.

b. Nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc/liệu có thể nghĩ tới việc này chăng ?

(V/d: Đề nghị/xin chúc lành hôn nhân của người không CG trong nhà thờ, chấp nhận được không ?)

 

D. TÂN PHÚC ÂM HÓA LÀ GÌ/CHO AI ?

1. Từ ngữ này được Đức Gioan Phaolo II nói đến ngày 09/06/1979 tại Đền thờ Thánh Giá ở Ba Lan: “Ở thềm thiên niên kỷ mới này, ở thời đại mới này, trong những hoàn cảnh sống mới này, TM một lần nữa lại được loan báo. Một cuộc TÂN PHÚC ÂM HÓA đã bắt đầu, như thể đây là một cuộc loan báo mới, mặc dù thực tế nó vẫn là một như bao giờ.”

Ngày 09/03/1983 tại Châu Mỹ La Tinh trong dịp kỷ niệm 500 TM đi vào lục địa này:

“Việc kỷ niệm một nửa thiên niên kỷ rao giảng TM tại đây hôm nay sẽ có đầy đủ ý nghĩa nếu các anh em giám mục, cùng với các linh mục và giáo dân, chọn nó làm mối cam kết của mình, không phải một cam kết về một cuộc tái Phúc Âm Hóa mà là một TÂN Phúc Âm hóa: mới về nhiệt huyết, phương pháp và cách biểu hiện của nó.”

2. Trước tiên hướng đến Kitô hữu địa phương / tiếp đến cho người đi du lịch / di dân / làm việc tại quốc gia khác mẫu quốc / đừng để họ lạc lỏng, chạy theo những niềm tin khác.

Cho những người chưa biết tới TM: Tin Mừng khơi niềm hy vọng bằng: đối thoại/hội nhập văn hóa/ưu tiên giúp đỡ người nghèo/thăng tiến con người…

E. KHÍCH LỆ RA ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG

* Một TM động/đòi hỏi “ra khơi” thả lưới, ra đi từ bỏ quê hương.

* Giúp các GH gặp khó khăn, các nơi đang cần linh mục, tu sĩ…

* Phần chắc là gian khổ. Chưa đổ máu chưa có LBTM đích thực !

Kết:   Con xin mượn ý tưởng của cha Peter Hans Kolvenbach, SJ. để kết lại những dòng con chia sẻ trong bài hôm nay, là Tân Phúc Âm Hóa mang chiều kích cánh chung, chưa thể hoàn tất ở thế gian này. Chúng ta kẻ trồng người tưới, nhưng chỉ Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài mới là Đấng làm cho thành toàn.[1] Amen.

Lời kết:

            – Kính thưa ĐC,

            Giờ đây còn thở phào nhẹ nhỏm vì con đã xong trách nhiệm mà ĐC giao. Con nhận làm việc này vì con muốn gánh bớt một phần gánh nặng với ĐC. Nhiều Cha chọc (nói đùa) ĐC qua con rằng năm nay TGM không phải ra phi trường đưa đón ĐC hay Cha giảng phòng, lợi xăng ! Không quà, không phong bì, có lợi !!! Đức Cha nghĩ sao ?….

            Thưa các Cha, các Thầy,

            Con biết các Cha dễ tính, tếu táo sao cũng được. Thực ra con không dám tếu táo đâu. Thú thật con phải mất 2 tháng – dĩ nhiên không phải là ngồi ròng rã – để có được những gì mà quí Cha vừa nghe mấy hôm nay.

            Nếu có những gì thiếu sót, chưa vừa lòng, xin quí Cha…cũng niệm tình bỏ qua cho.

            Lời cuối cho giờ giảng chiều nay, con xin mượn 2 câu kết của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để thưa với ĐC và quí Cha, quí Thầy:

            “Lời quê góp nhặt dông dài

            Hy vọng “mua vui” cùng với quí Cha “cũng được một vài trống canh !”

            Con xin kính chào và cảm ơn !

 

                                                                                                TK. 28/02/2014 / ĐN. 14/03/2014

                                                                                                                                         P. Dân

 

 

 

 

[1] Fr. Peter Hans Kolvenbach, SJ., taken by P.Jacques Thomas, CICM., in Missio Ad Gentes in the Life of Our Institutes (Roma: Tipografia “Don Guanella,” 1988), p. 122.

Leave a Reply